GIẢI VÀ BIỆN LUẬN PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
Giải và biện luận phương trình $ax+b=0$ là một dạng bài tập cơ bản của chương 3 trong chương trình toán lớp 10.
Dạng $ax+b=0$. Trong đó $a,b$ sẽ có chứa tham số $m$.
Trường hợp 1: Nếu $a\ne 0$ thì phương trình có nghiệm duy nhất $x=-\dfrac{b}{a}$.
Trường hợp 2: Nếu $a=0,b\ne 0$ thì phương trình vô nghiệm.
Trường hợp 3: Nếu $a=0,b=0$ thì phương trình nghiệm đúng với mọi $x$ thuộc $\mathbb R$.
Ví dụ. Giải và biện luận phương trình sau theo tham số $m$ $m^2x+2=x+2m (1)$
Phương trình $(1)$ chưa có dạng như ta mong muốn. Do vậy ta biến đổi tương đương một chút để đưa về dạng mong muốn.
$(1)\Leftrightarrow (m^2-1)x=2(m-1)$
Biện luận theo tham số $m$.
TH1: Nếu $m^2-1\ne 0 \Leftrightarrow m\ne \pm 1$ thì phương $(1)$ trình có nghiệm duy nhất $x=\dfrac{2(m-1)}{m^2-1}=\dfrac{2(m-1)}{(m-1(m+1)}=\dfrac{2}{m+1}$.
TH2: Nếu $m^2-1=0\Leftrightarrow m=\pm 1$
Nếu $m=1$ thì phương trình $(1)$ trở thành $0.x=0$, phương trình này nghiệm đúng với mọi $x$ thuộc $\mathbb R$.
Nếu $m=-1$ thì phương trình $(1)$ trở thành $0.x=-4$, phương trình này vô nghiệm.
Kết luận.
+) Với $m\ne \pm 1$ thì phương trình có nghiệm duy nhất $x=\dfrac{2}{m+1}$ (hay tập nghiệm $S=\{\dfrac{2}{m+1}\}$).
+) Với $m=1$ thì phương trình có nghiệm đúng với mọi $x$ thuộc $\mathbb R$ (hay tập nghiệm $S=\mathbb R$).
+) Với $m=-1$ thì phương trình vô nghiệm (hay tập nghiệm $S=\varnothing$).
0 Comments
Vui lòng đăng nhập google để bình luận
Để gõ công thức toán, hãy đặt [biểu thức toán] trong dấu $$
Ví dụ: $[biểu thức toán]$