TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ

TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ

1. Các bước xét tính đơn điệu của một hàm số

Bước 1. Tập xác định

Bước 2. Tìm $f'(x)$, cho $f'(x)=0$, tìm nghiệm (hoặc các điểm mà $f(x)$ không xác định)

Bước 3. Xét dấu $f'(x)$

Bước 4. Kết luận


2. Tính đơn điệu của hàm số bậc 3

Ví dụ 1. Xét tính đơn điệu của hàm số $y=x^3-2x^2+x+1$

Giải

+) Tập xác định : $\mathscr D=\mathbb R$

+) $y'=3x^2-4x+1$

$y'=0 \Leftrightarrow 3x^2-4x+1=0$

$\displaystyle \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x=1\\ x=\frac{1}{3}\end{array}\right.$

+) Bảng biến thiên

+) Từ bảng biến thiên ta có

Hàm số đồng biến trên $\displaystyle \left(-\infty;\frac{1}{3} \right)$ và $(1;+\infty)$

Hàm số nghịch biến trên $\displaystyle \left(\frac{1}{3};1 \right)$

Lưu ý. Một chút lưu ý nhẹ là nếu hàm số đồng biến thì dáng đồ thị đi lên, nếu hàm số nghịch biến thì dáng đồ thị đi xuống


3. Tính đơn điệu của hàm số trùng phương

Ví dụ 2. Xét tính đơn điệu của hàm số $y=x^4-2x^2+3$

Giải.

+) Tập xác định $\mathscr D= \mathbb R$

$y'=4x^3-4x$

$y'=0\Leftrightarrow 4x^3-4x=0$

$\displaystyle \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x=0\\ x=1 \\ x=-1 \end{array}\right.$

+) Bảng biến thiên

+) Từ bảng biến thiên ta có

Hàm số đồng biến trên $(-1;0)$ và $(2;+\infty)$

Hàm số nghịch biến trên $(-\infty;-1)$ và $(0;1)$


4. Tính đơn điệu hàm $\displaystyle y=\frac{ax+b}{cx+d}$

Ví dụ 3. Xét tính đơn điệu của hàm số $\displaystyle y=\frac{x-1}{2x+3}$

Giải.

+) Tập xác định $\displaystyle \mathscr D=\mathbb R \setminus \left\{-\frac{3}{2} \right\}$

$\displaystyle y'=\frac{5}{(2x+3)^2}$

Dễ thấy $y'>0$ với mọi $x$ thuộc tập xác định

Do đó, hàm số luôn đồng biến trên $\displaystyle \left(-\infty;-\frac{3}{2} \right)$ và $\displaystyle \left(-\frac{3}{2};+\infty \right)$

Post a Comment

0 Comments