HOÀI NIỆM HỌC TIẾNG ANH

 Một chút hoài niệm về việc học tiếng Anh

Môn Tiếng Anh là môn học khiến Caolac phải đau đầu trong những năm tháng đi học, đau đầu vì học xong cũng không hiểu gì, gì mà chia thì, gì mà câu điều kiện, bla bla,  gần như học xong 12 năm học chỉ có thể làm bài tập cơ bản trên giấy, còn lại kỹ năng nói và kỹ năng nghe gần như bằng không. Bản thân cảm thấy mình cũng không phải là quá tệ về mặt trí óc, học toán, lý vẫn hiểu, vẫn thao tác bình thường mà, nhưng đụng tới Tiếng Anh là gãy, có lẽ tư duy logic không giúp ích được nhiều cho môn học này (với bản thân Caolac)

Nếu câu chuyện dừng lại ở đây thì không có gì phải bàn, tuy nhiên, vào đại học thì bản thân Caolac lại tự nhận ra một điều rằng, không phải mình không biết Tiếng Anh, mà đúng ra chỉ là không biết Tiếng Anh trong môi trường học tập tập thôi, chứ những phần Tiếng Anh mà Caolac làm hằng ngày vẫn ok đấy chứ, cụ thể là Tiếng Anh trong tin học. Caolac có một chút sở thích nhỏ bên tin học, hay đọc bài viết bằng Tiếng Anh, thực ra Caolac không biết ngữ pháp gì cả, chỉ ghép cơ bản những từ lại với nhau và có thể hiểu được ý người ta muốn nói gì, như thế là đủ.

Đến lúc này Caolac chợt nhận ra vốn tự vựng Tiếng Anh cơ bản thông dụng Caolac không biết nhiều, nhưng sao vốn từ vựng Tiếng Anh về tin học Caolac lại biết tương đối, mà đôi khi những từ Caolac biết lại không phổ thông. Ví dụ lúc đó Caolac có thể không biết trái thanh long Tiếng Anh là gì, nhưng Caolac lại biết array là mảng, biết compile là biên dịch, biết solution là giải pháp, biết function là hàm, biết derivative là đạo hàm, đại loại như vậy

Một ý nghĩ nảy ra trong đầu Caolac, nếu đã không biết thì phải không biết luôn, sao lại có chuyện không biết mà lại thấy dễ hiểu khi đọc mấy bài viết bằng Tiếng Anh về tin học? What? Chính vì thế Caolac đã tự ngẫm nghĩ, tìm hiểu và phát hiện ra những điều như sau

1. Vốn từ vựng. Caolac biết quá ít về từ vựng phổ thông, mà biết quá ít thì lấy cái gì mà logic. Kiểu giờ biết mỗi hello với hi, mà giờ bonus thêm what your name là thua rồi (thường thì khoảng ba nghìn từ cơ bản, ráng mà nhai hết là cũng ok rồi). Caolac dễ hiểu trong tin học là do vốn từ vựng của Caolac về mảng đó nhiều

2. Cách phát âm. Caolac nhận ra là không thể nào mô phỏng 1 âm Tiếng Anh bằng 1 âm tiếng việt tương ứng, điều đó là ko thể, có thể nhiều người mô phỏng âm I ngắn, I dài để dạy cho dễ hiểu, chứ thực ra mình phải bắt chướt jk bon kiểu mà người bản xứ nói, (chả có khái niệm I ngắn dài gì cả), bắt chước đến khi nào nhiễm cái âm đó trong đầu thì thôi (hiểu biết này giúp cải thiện cách phát âm của chính Caolac)

3. Âm “s”. Cực kỳ quan trọng, đối với người Việt Nam mình khi nói: Ma, Má, Mả, nói nghe là hiểu liền, phân biệt rất rõ, nhưng 3 từ này trong não của người nước ngoài là như nhau, điều này cũng đúng với chiều ngược lại, người nước ngoài cực nhạy với âm “s”, có “s” và không “s”, người ta hiểu khác liền, nhưng với mình thì nghe như nhau. Friend và Friends rất khác trong phát âm, nhưng thực ra không để ý thì như nhau (Cái này lý thuyết đơn giản đấy, chớ mà để cảm nhận cũng không đơn giản)

4. Nghĩa của 1 cụm. Thường thì Caolac học đơn lẻ từ vựng và ghép lại, đây là lỗi khá lớn của Caolac, vì lỗi này mà trong thời gian khá dài, Caolac không thể hiểu được những câu cực kỳ cơ bản. Không rõ này là gì nhưng hình như Tiếng Anh là common collocation

Đó là những phát hiện lớn của riêng bản thân Caolac, dĩ nhiên cũng còn khá nhiều thứ lắt nhắt, ví dụ Caolac từng auto nghe, nghe không cần hiểu, không cần biết họ đang nói gì luôn, chỉ đeo tai phone và nghe, nghe tốc độ bình thường luôn, chứ không phải nghe ở chế độ mới tập nghe, do có nghe phong phanh đâu đó bảo là nghe cho quen cảm âm (Caolac cũng có cảm âm tương đối về âm nhạc nên Caolac nghĩ là quá trình nghe này hiệu quả với Caolac, mặt dù nghe không hiểu). Kiểu như từ “beautiful” xưa đi học hay đọc là “biu ti fun” mà thực ra Caolac nghe người Mỹ hay đọc là “biu đờ phồ”. Nhờ đó mà cảm nhận về Tiếng Anh của Caolac tăng lên khá nhiều so với chính Caolac lúc trước, cái này thì Caolac cảm nhận được. Còn hỏi giờ nói được Tiếng Anh xài ok chưa thì câu trả lời là chưa, và vẫn đang trên con đường tích luỹ. Vậy câu hỏi đặt ra là tích luỹ khi nào xong? Câu trả lời là không có! Tới được mức nào thì hay mức đó

Giờ thì Tiếng Anh thực ra chẳng ứng dụng gì cho công việc kiếm tiền nuôi bản thân của Caolac, không học cũng chẳng sao, không gò bó, không áp lực, nhưng có lẽ bộ môn căng thẳng ngày xưa thời đi học giờ là sở thích nho nhỏ, học để phát triển bản thân, đó có lẽ là lý do lớn nhất cho việc học Tiếng Anh

Dù sao cũng bật mí một bí kíp nho nhỏ là gần như khi thao tác trên máy tính bị lỗi gì, nếu search bằng Tiếng Anh, gần như Caolac giải quyết được vấn đề, còn search bằng tiếng Việt, nhiều khi chưa chắc

Post a Comment

0 Comments