TỰ ĐỊNH NGHĨA LỆNH TRONG LATEX

TỰ ĐỊNH NGHĨA LỆNH TRONG LATEX

Xài word nhiều chắc hẳn ai cũng biết là ta có thể viết tắt một cụm từ hay lặp đi lặp lại bằng một lệnh nào đó ta tự định nghĩa. Ví dụ thay vì viết véctơ ta có thể định nghĩa là \vt, khi đó muốn gõ véctơ ta chỉ cần gõ \vt là xong. Điều này cực kỳ hữu ích và thuận tiện, giúp tiết kiệm thời gian gõ cũng như là ít lỗi, nhưng với điều kiện là văn bản phải lặp đi lặp lại nhiều lần từ ta muốn thay thế

Trong văn bản toán, việc lặp đi lặp lại một chuỗi ký tự là cực kỳ nhiều, do dó việc định nghĩa lại lệnh là rất hữu ích. Nhưng mà ta đâu có dùng word để gõ toán, mà ta dùng latex, vậy trong latex, làm thế nào để tự định nghĩa một lệnh?

Một ví dụ nhỏ cho việc lặp đi lặp lại trong văn bản toán là $x \in \mathbb{R}$, mẫu này xuất hiện cực nhiều, và ai cũng biết code cuả nó là x \in \mathbb{R}, trông có vẻ loằng ngoằng, vậy ta hãy thay thế nó thành \xr chẳng hạn, có phải là ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian để gõ

Vậy câu lệnh để thay thế trong latex là gì?


Tự định nghĩa lệnh

Cú pháp

\newcommand{\lệnh mới}{từ cần thay thế}

Ví dụ

Lệnh

\newcommand{\xr}{x \in \mathbb{R}}

Lưu ý. Câu lệnh tự định nghĩa trên phải đặt trước lệnh \begin{document}

Cách sử dụng thì quá đơn giản, khi nào các bạn cần dùng ký hiệu $x \in \mathbb{R}$ thì lại gõ \xr là xong, kiểu như

Cho hàm số $y=x^2$, biết $\xr$

Hiển thị

Cho hàm số $y=x^2$, biết $x \in \mathbb{R}$

Giờ thì chắc các bạn đã hiểu, sự thay thế như thế nào phụ thuộc vào sự tưởng tượng, sức sáng tạo cũng như quy ước riêng của các bạn, Caolac nghĩ mỗi bạn hãy tự định nghĩa cho riêng mình một bộ viết tắt, như thế là đã tạo ra được phong cách soạn thảo cho riêng mình

Một số lệnh mà Caolac quy ước cho riêng mình ví dụ

\displaystyle sẽ quy ước là \dps

\frac{}{} sẽ quy ước là \ps (này là lệnh phân số trong latex)

Lưu ý. Các câu lệnh toán vẫn phải đặt trong môi trường toán, nếu không sẽ hiển thị theo kiểu văn bản bình thường, nghĩa là

Cho hàm số $y=x^2$, biết \xr

Ngay lệnh \xr không để trong môi trường toán (tức dấu $$)

Hiển thị

Cho hàm số $y=x^2$, biết x \in \mathbb{R}

Tuy nhiên latex thông minh hơn nhiều, để khắc phục sự khiếm khuyết ở trên, nghĩa là khi soạn thảo ta không quan tâm chi tiết lắm đến môi trường toán và môi trường văn bản thì latex sẽ hỗ trợ thêm lệnh \ensuremath

Ví dụ

\newcommand{\xr}{\ensuremath{x \in \mathbb{R}}}

Với câu lệnh trên thì giờ bạn có gõ

Cho hàm số $y=x^2$, biết $\xr$

Hay gõ

Cho hàm số $y=x^2$, biết \xr

Thì kết quả vẫn là

Cho hàm số $y=x^2$, biết $x \in \mathbb{R}$

Quá tuyệt vời đúng không nào, đến đây thì mọi thứ còn lại phụ thuộc vào sự sáng tạo của các bạn mà thôi


Cổ nhân

Mây nhẹ nhàng trôi qua, vị cổ nhân đang ngồi uống trà, đôi chân mày hơi chau lại như đang cố thấu hiểu một vấn đề gì, bỗng một tiếng nói cất lên phía sau

"Thưa thầy, con có một vấn đề thắc mắc muốn hỏi thầy", thì ra là vị đệ tử của ông

Vị cổ nhân từ từ quay lại đáp: "Con nói đi"

Đệ tử nói tiếp: "Sao con cảm thấy chán học tập, dường như không có động lực, làm sao để có thể có thể duy trì động lực bền bỉ được vậy thầy?"

Vị cổ nhân không trả lời, vị cổ nhân lại hỏi: "Con có thích chơi game không?"

Đệ tử trả lời nhanh chóng: "Dạ thích"

Cổ nhân tiếp: "Con thấy game rất thú vị, hứng thú, đúng chứ?"

Đệ tử trả lời: "Dạ rất đúng"

Cổ nhân: "Con có biết tại sao không?"

Đệ tử đáp: "Vì chơi game nó vui, nó thoải mái"

Cổ nhân tiếp lời: "Con nói đúng một phần, thực ra game nó vui nó thú vị vì trong một khoảng thời gian rất ngắn, con đã biết được kết quả. Biết mình thắng thì hào hứng, biết mình thua, cảm thấy không phục muốn gỡ lại, điều đó sẽ thôi thúc trong con liên tục, làm cho việc chơi game trở nên thú vị. Chính vì thế, nó tạo ra cảm xúc rất lớn. Việc học tập không như thế, những gì con học hiện tại đôi khi có thể 1 năm, 2 năm thậm chí 10 năm sau mới thấy được kết quả, do đó, trong quá trình tích luỹ học tập, ta luôn thấy nhàm chán, cô đơn, chỉ một số ít người vượt qua sự cô đơn này và chắc kết quả là gì con cũng đoán được. Do vậy hãy tập nhìn kết quả của 1 năm, 2 năm thậm chí cả 10 năm, con mới có đủ động lực để duy trì"

Giờ thì vị đệ tử kia đã hiểu được nguyên nhân của vấn đề


Post a Comment

0 Comments