CÁC MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN TRONG LATEX

CÁC MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN TRONG LaTeX

Ai đã từng soạn thảo văn bản bằng LaTeX thì chắc hẳn không còn lạ gì với những môi trường quen thuộc này, có thể không dùng hết tất cả, không nhớ hết tất cả, nhưng biết nó có, để đôi khi cần thiết, lại biết nơi mà tìm, đó mới là điều cần thiết

Với những ai chưa sử dụng LaTeX lần nào thì sẽ cảm giác ngộp vì quá nhiều thứ, không sao cả, một điều rất chi là bình thường của tất cả những ai đã trải qua, hãy cứ thực hành gõ từng ít, ta sẽ quen dần sau vài ngày


Môi trường math

Môi trường math chính là môi trường để gõ toán học trong LaTeX, nó cũng là một công cụ tuyệt vời cho những ai đang có ý định soạn thảo về toán

Để sử dụng môi trường toán ta có 3 sự lựa chọn như sau

Lựa chọn 1: \begin{math}nội dung\end{math}

Lựa chọn 2: \(nội dung\)

Lựa chọn 3: $nội dung$

Qua 3 cú pháp trên thì ta thấy cách số 3 là đơn giản nhất, do vậy trong quá trình gõ công thức toán trong LaTeX người ta thường sử dụng cú pháp số 3

Ví dụ

Code

Cho hàm số $y=x^2+1$

Hiển thị

Cho hàm số $y=x^2+1$


Môi trường displaymath

Môi trường displaymath cũng sử dụng để viết công thức toán trong LaTeX, tuy nhiên nó có một đặc điểm khác là nếu sử dụng môi trường displaymath thì công thức toán của ta luôn nằm ở một dòng riêng biệt và được căn giữa, điều này là cần thiết trong văn bản toán học

Để sử dụng môi trường displaymath ta cũng có 3 sự lựa chọn

Lựa chọn 1: \begin{displaymath}nội dụng\end{displaymath}

Lựa chọn 2: \[nội dung\]

Lựa chọn 3: $$nội dung$$

Trong 3 cú pháp trên thì cú pháp thứ 3 sẽ thuận tiện trong việc gõ nhất, do đó trong soạn thảo toán bằng LaTeX người ta thường sử dụng cú pháp thứ 3

Ví dụ

Code

Ta có $$\sum_{i=1}^n x_i$$

Hiển thị

Ta có $$\sum_{i=1}^n x_i$$

Các bạn để ý một chút là mặc dù trong code ta đánh trên 1 hàng, nhưng do ở môi trường displaymath nên LaTeX tự chuyển công thức sang một dòng riêng và căn giữa, quá đẹp đúng không nào!


Môi trường equation

Môi trường này y chang môi trường displaymath tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là các công thức trong môi trường equation được đánh số thứ tự, chức năng này chính là một phần sức mạnh của LaTeX, giúp đánh số thứ tự công thức một cách tự động, chuẩn chỉnh

Để sử dụng môi trường equation ta sử dụng cú pháp sau

\begin{equation}nội dung\end{equation}

Ví dụ

Code

\begin{equation}a^2+b^2=c^2\end{equation}

Hiển thị

Các bạn có để ý thấy công thức của ta được đánh số $(1)$ ở sau không, cách đánh số này là tự động trong LaTeX, nếu các bạn tiếp tục dùng môi trường equation thì LaTeX sẽ tiếp tục đánh số tiếp theo là $(2),(3)$ và cứ thế


Môi trường gather

Môi trường gather là mở rộng của ông equation, trong môi trường gather thì các công thức đều được căn giữa và được đánh số theo thứ tự

Để sử dụng môi trường gather ta sử dụng cú pháp sau

\begin{gather}
    công thức 1 \\
    công thức 2 \\
    ...
    công thức n
\end{gather}    

Tip. Dấu \\ trong LaTeX là lệnh xuống dòng

Ví dụ

Code

\begin{gather}
    x+y=1 \\
    x^2+y^2=1 \\
    x^3+y^3=1
\end{gather}

Hiển thị

Các bạn đều thấy là các công thức đều được canh giữa và đánh số thứ tự lần lượt là $(1),(2),(3)$

Hint. Nếu không muốn đánh số thì ta chỉ cần thêm vào dấu * nghĩa là thay môi trường gather thành môi trường gather*


Môi trường align

Môi trường align là môi trường ta có thể căn chỉnh công thức thông qua dấu &


Môi trường matrix

Cái tên matrix cũng nói lên tất cả rồi, môi trường này dùng để soạn thảo về ma trận, định thức

Cao mỗ đã có viết một bài khá chi tiết về ma trận và định thức trong LaTeX, các hạ có thể tham khảo thêm


Môi trường array

Môi trường array là môi trường cho phép ta thao tác với tất cả các công thức có dạng mảng, kiểu như ma trận và định thức, hệ phương trình, ...

Tuy nhiên đối với ma trận và định thức đã có môi trường riêng, giúp soạn thảo nhanh hơn, nên ta chỉ dùng môi trường array cho trường hợp mảng mà ta muốn tự tùy chỉnh

Cao mỗ cũng có một bài viết rất kỹ về môi trường array, các hạ cũng có thể tham khảo chi tiết


Môi trường cases

Môi trường cases này là cực kỳ phù hợp cho việc soạn thảo hệ phương trình. Thông thường khi mới tập sử dụng LaTeX, người ta thường gõ hệ phương trình bằng cách sử dụng môi trường array đã nói trên, tuy nhiên việc soạn thảo sẽ tốn thời gian hơn, cồng kềnh hơn, do đó môi trường cases là một môi trường phù hợp

Cao mỗ cũng đã viết rất chi tiết môi trường này trong bài viết dấu ngoặc trong latex, các hạ hãy thử tham khảo và cảm nhận sự khác biệt về tốc độ như thế nào!


Lời kết

Trên đây là các môi trường cơ bản để gõ công thức toán thường được sử dụng trong soạn luận văn về toán hay các tài liệu về toán

Không nhất thiết chúng ta phải nhớ hết, mà chỉ cần biết sơ, biết nó có tính chất gì, ví dụ trong quá trình soạn thào ta cần đánh số thứ tự của phương trình, ta nhớ trong LaTeX có lệnh gì đó, thì bài viết này như là một nơi để ta tra cứu

Hãy để lại cảm nhận của các hạ và tốt hơn nữa là những góp ý bổ sung ở phần comment để Cao mỗ có thể hoàn thiện hơn

THAM KHẢO CÁC BÀI VIẾT HAY VỀ LATEX


Post a Comment

0 Comments