SỰ HỘI TỤ ĐỀU CỦA CHUỖI HÀM

SỰ HỘI TỤ ĐỀU CỦA CHUỖI HÀM

Chuỗi hàm n=1+un(x) được gọi là hội tụ đều trên X đến S(x) nếu: ε>0, n0N sao cho khi n>n0 ta có |Sn(x)S(x)|<ε, xX.


TIÊU CHUẨN CAUCHY VỀ SỰ HỘI TỤ ĐỀU CỦA CHUỖI HÀM

Chuỗi hàm n=1+un(x) hội tụ đều trên X đến S(x) khi và chỉ khi ε>0,n0N sao cho khi p>q>n0 ta có |Sp(x)Sq(x)|<ε,xX.

TIÊU CHUẨN WEIERSTRASS VỀ SỰ HỘI TỤ ĐỀU CỦA CHUỖI HÀM

Cho chuỗi hàm n=1+un(x), nếu tồn tại chuỗi số dương n=1+an hội tụ sao cho |un(x)|an,nN,xX thì chuỗi hàm đã cho hội tụ tuyệt đối và đều trên X

Ví dụ 1. Xét sự hội tụ của chuỗi hàm n=1+cosnxn2

Nhận xét nN,xR:|un(x)|=|cosnxn2|1n2=an

Mặt khác, n=1+1n2 là chuỗi số dương hội tụ (chuỗi Riemann có α=2>1 )

Vậy chuỗi đã cho hội tụ tuyệt đối và đều trên R

Ví dụ 2. Xét sự hội tụ của chuỗi hàm n=1+xnnn23,x[1,1]

Nhận xét nN,x[1,1]:|un(x)|=|xnnn23|1n5/3=an.

Mặt khác, n=1+1n5/3 là chuỗi số dương hội tụ (chuỗi Riemann có α=53>1)

Vậy, chuỗi đã cho hội tụ tuyệt đối và đều trên đoạn [1,1]

MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA CHUỖI HÀM HỘI TỤ ĐỀU

Định lý 1. Cho chuỗi hàm n=1+un(x) trong đó mọi hàm un(x) đều liên tục trên X. Khi đó nếu n=1+un(x) hội tụ đều trên X thì tổng S(x) của nó cũng liên tục trên X

Như vậy, nếu S(x) không liên tục trên X thì n=1+un(x) không hội tụ đều trên X

Định lý 2. Cho chuỗi hàm n=1+un(x) trong đó mọi hàm un(x) đều liên tục trên [a,b]n=1+un(x) hội tụ đều trên đoạn đó tới S(x) thì ta có thể lấy tích phân từng số hạng của chuỗi hàm n=1+un(x) trên [a,b]: abS(x)dx=ab[n=1+un(x)]dx=n=1+abun(x)dx.

Ví dụ 3. Ta có thể lấy tích phân từng số hạng của chuỗi hàm n=1+cosnxn2 trên đoạn [0,π2] được không?

Vì các hàm un(x)=cosnxn2 đều liên tục trên R nên un(x)=cosnxn2 đều liên tục trên [0,π2]

Mặt khác, theo kết quả đã chứng minh ở ví dụ 2, n=1+cosnxn2 hội tụ đều trên R nên cũng hội tụ đều trên [0,π2]

Theo Định lý 2, ta có thể lấy tích phân từng số hạng của chuỗi hàm n=1+cosnxn2 trên đoạn [0,π2] được và ta có kết quả: 0π/2S(x)dx=0π/2[n=1+cosnxn2]dx=n=1+0π/2cosnxn2dx=0π/2cosxdx+0π/2cos2x22dx+0π/2cos3x32dx+=sinx|0π/2+123sin2x|0π/2+133sin3x|0π/2++1n3sinnx|0π/2+=1133+153173++(1)k1(2k+1)3+

Định lý 3. Cho chuỗi hàm n=1+un(x) hội tụ trên (a,b), trong đó mọi hàm un(x) đều liên tục cùng với các đạo hàm của chúng trên (a,b). Khi đó nếu n=1+un(x) hội tụ đều trên (a,b) thì ta có thể lấy đạo hàm từng số hạng của chuỗi hàm n=1+un(x) trên (a,b): S(x)=(n=1+un(x))=n=1+un(x),x(a,b)

Ví dụ 4. Ta có thể lấy đạo hàm từng số hạng của chuỗi hàm trên n=1+sinnxn3 trên R

Trước hết ta chứng minh chuỗi n=1+sinnxn3 hội tụ (tương tự ví dụ 2) và chuỗi n=1+(sinnxn3) hội tụ đều trên R: \[\forall n\in \mathbb{N},\forall x\in\mathbb{R}:|u_{n} (x)|=\left|\dfrac{\sin nx}{n^{3} } \right|\le \dfrac{1}{n^{3} }=a_{n} \] Mà chuỗi n=1+1n3 là chuỗi số dương hội tụ (chuỗi Riemann có α=3>1 )

Vậy, chuỗi đã cho hội tụ trên R

Mặt khác: (sinnxn3)=cosnxn2 nghĩa là n=1+(sinnxn3)=n=1+cosnxn2 (theo Ví dụ 2 thì chuỗi này hội tụ đều trên R)

Vì các hàm un(x)=cosnxn2;(un(x))=sinnxn3 đều liên tục trên R nên theo Định lý 3 thì ta có thể lấy đạo hàm từng số hạng của chuỗi hàm n=1+sinnxn3 trên R, ta có kết quả:

(n=1+sinnxn3)=n=1+(sinnxn3)=n=1+cosnxn2=cosx+cos2x22+cos3x32+

Post a Comment

0 Comments