Mình có nhận gõ thuê $\LaTeX$, mọi người có nhu cầu hỗ trợ có thể liên hệ trực tiếp với mình qua facebook
hoặc zalo
qua số điện thoại: 037 403 8679
MÔI TRƯỜNG ĐỊNH LÝ TRONG LaTeX
Môi trường định lý
Một trong những chức năng mà Caolac thích của LaTeX là tự động đánh số thứ tự định lý, định nghĩa, ví dụ, mệnh đề bổ đề. Việc đánh số này trong văn bản toán là cực kỳ cần thiết, người soạn thảo văn bản toán chỉ cần tập trung vào nội dung, chất lượng bài viết, phần trình bày chuẩn chỉnh còn lại để LaTeX lo, điều này đúng với tinh thần của những người làm toán.
Để sử dụng được môi trường định lý thì trước tiên ta phải khai báo môi trường này trước, để khai báo ta sử dụng lệnh \newtheorem{dl}{Định lý}
, lưu ý lệnh này phải khai báo phía trên lệnh \begin{document}
. Ngày xưa lúc tự mày mò soạn, Caolac rất hay bị lỗi này, do cứ copy code rồi dán vào để chạy, nhưng đặt sai vị trí cũng sẽ gây ra lỗi, mà người nào mới tiếp cận LaTeX thấy lỗi là chỉ khóc thét, một trong những lỗi cực kỳ gây ức chế mà người mới sử dụng LaTeX cũng không thể tự nhận ra được là thiếu gói lệnh.
Phần dl
trong câu lệnh là phần viết tắt, giúp ta nhớ môi trường này trong quá trình soạn thảo (sẽ dễ hình dung hơn ở dưới ví dụ)
Phần Định lý
là cái hiển thị ra trong văn bản toán
Ví dụ sau đây sẽ giúp các bạn dễ hình dung hơn
Code
Trên đây là mẫu của một văn bản đầy đủ, có thể chạy được bằng LaTeX, có một số câu lệnh cơ bản và chú thích cho mỗi câu lệnh
Tip. Dấu %
trong LaTeX cho phép ta viết ghi chú trong văn bản, ghi chú này không được thực thi trong quá trình biên dịch, nó giống kiểu comment trong các ngôn ngữ lập trình
Và kết quả là
Các bạn có thấy là trong code ta không quan tâm gì cách định dạng, tuy nhiên khi xuất ra kết quả quá đẹp đúng không, quá mượt. Tiếp đến các bạn có để ý là sau Định lý
có số 1
, đây là LaTeX tự động thêm vào, nghĩa là trong văn bản này, định lý này là định lý đầu tiên, nếu ta lại tiếp tục khai báo môi trường định lý sử dụng nữa, LaTeX sẽ đánh tiếp là Định lý 2
và cứ thế
Tới đây ta có thể thấy là ta chỉ cần gọi \begin{dl}nội dung định lý\end{dl}
ra sử dụng, việc còn lại để LaTeX lo, thậm chí quy ước trong toán là nội dung của định lý phải là chữ in nghiêng (thường những người làm toán yêu cầu văn bản toán khá gắt, Caolac lúc đi học làm bình thường nên cũng được thầy cô chỉnh sửa cực nhiều), không cần phải bàn, các bạn thấy chữ trong định lý tự in nghiêng luôn. Này nếu soạn trong word thì phải bôi đen và ctrl+I
, mà ta biết rồi, sách về toán thì cả trăm cái định lý, mệnh đề, bổ đề, tuy thao tác đơn giản nhưng khá mất thời gian
Môi trường Mệnh đề, bổ đề
Thực ra thì môi trường mệnh đề, bổ đề và định lý là giống nhau về mặt định dạng
Theo Caolac biết thì Bổ đề là một kết quả được sử dụng trong quá trình chứng minh định lý, người ta tách riêng ra chứng minh. Mệnh đề cũng là các kết quả thu được từ những định nghĩa đặt ra trước, nhưng mệnh đề là các kết quả ít quan trọng, ít cốt lõi (ít ở đây là so với định lý, chứ không có nghĩa là nó không quan trọng), còn định lý là những kết quả quan trọng, trụ cột của một mảng toán nào đó
Do vậy để sử dụng môi trường Mệnh đề, Bổ đề ta chỉ cần khai báo thêm lệnh \newtheorem{bd}{Bổ đề}
và lệnh \newtheorem{md}{Mệnh đề}
Ví dụ
Khai báo thêm hai môi trường Mệnh đề
và Bổ đề
Gọi và sử dụng thêm hai môi trường này
Và đây là kết quả
Nếu các bạn đọc bài viết tới đây thì xem như đã có thể nắm được cách để khai báo cũng như sử dụng môi trường định lý rồi. Tuy nhiên có một vấn đề mà Caolac đặt ra và bỏ lỡ ở đây và cũng là khó khăn lúc trước của Caolac
Môi trường định lý là ok rồi, ta cũng sử dụng môi trường định lý để dùng cho định nghĩa, tuy nhiên, môi trường Định nghĩa
, nếu để ý một chút thì chữ viết trong môi trường định nghĩa là không được in nghiêng mà phải thẳng đứng
Các bạn có thấy sự khác nhau chưa? Với người mới thì chắc nghĩ không quan trọng lắm (Caolac cũng từng thế cho tới khi buộc phải chuẩn chỉnh như vậy), nhưng các thầy cô yêu cầu rất kỹ cái này
Vậy làm sao để chữ nó đứng ta? Đây sẽ là phần bỏ lỡ. Caolac tin chắc là sẽ cực kỳ đơn giản với rất nhiều người, những cũng sẽ lấy đi khá nhiều thời gian ngâm cứu của những người khác.
Lời kết
Hy vọng bài viết sẽ giúp được những bạn mới, hiểu và có thể sử dụng được môi trường định lý trong LaTeX, nếu vô tình ghé qua, hãy để lại cảm nhận của các bạn nhé!
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN $\LaTeX$
KÝ HIỆU HOÁ HỌC TRONG $\LaTeX$
TỰ ĐỊNH NGHĨA LỆNH TRONG $\LaTeX$
CÁC MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN TRONG $\LaTeX$
CĂN CHỈNH VỊ TRÍ CÔNG THỨC TRONG $\LaTeX$
CÁCH GÕ PHÂN SỐ TRONG $\LaTeX$
CHỈ SỐ TRÊN VÀ CHỈ SỐ DƯỚI TRONG $\LaTeX$
CÁCH GÕ CÔNG THỨC TOÁN TRONG $\LaTeX$
CĂN CHỈNH PHƯƠNG TRÌNH TRONG $\LaTeX$
MÔI TRƯỜNG ĐỊNH LÝ TRONG $\LaTeX$
MÔI TRƯỜNG LIỆT KÊ TRONG $\LaTeX$
MA TRẬN VÀ ĐỊNH THỨC TRONG $\LaTeX$
VẼ BẢNG BIẾN THIÊN TRONG $\LaTeX$
5 Comments
làm sao để đặt dấu chấm trong "Định lý 1." vậy ạ?
ReplyDeleteBạn chỉ cần thêm gói lệnh "asmthm" là auto có dấu chấm như bạn muốn nha!
DeleteNếu cần hỗ trờ gì về LaTeX thi liên hệ qua facebook Nguyễn Hoàng Thứ (CaolacVC) nhé!
Deletelàm sao để tạo các mục nhỏ (1) (2) trong định lí ạ?
ReplyDeletelàm sao để phần trong mấy môi trường này đứng thẳng thế ạ?
ReplyDeleteVui lòng đăng nhập google để bình luận
Để gõ công thức toán, hãy đặt [biểu thức toán] trong dấu $$
Ví dụ: $[biểu thức toán]$